Nửa nhiệm kỳ ngành VHTTDL: “Tạo nên những bước ngoặt đột phá, những dấu ấn chưa từng có”

VHO - Thẳng thắn đóng góp nhiều ý kiến để ngành VHTTDL phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, các chuyên gia cũng khẳng định những kết quả đạt được qua nửa nhiệm kỳ của ngành “đã vượt qua nhiều khó khăn và nỗ lực tạo nên những bước ngoặt đột phá, những dấu ấn chưa từng có, từ khát vọng xây đắp và phát huy sức mạnh mềm của nền văn hóa quốc gia, dân tộc”.

 Nhiu chuyn biến mi trong tư duy qun lý nhà nước v văn hóa

Nửa nhiệm kỳ ngành VHTTDL: “Tạo nên những bước ngoặt đột phá, những dấu ấn chưa từng có” - Anh 1

 Những dấu ấn đột phánửa nhiệm kỳcủa ngành VHTTDL phụ thuộc rất lớn vào những sự kiện của đất nước, của ngành VHTTDL. Những người làm văn hóa có thể có được những góc nhìn toàn diện và tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm cụ thể, đặc biệt là làm tốt vai trò quản lý nhà nước chuyển từ tư duy “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa”. Phải kể tới hai sự kiện quan trọng đó là Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hóa năm 1943.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị được tổ chức sau 75 năm kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc đầu tiên vào năm 1946, nơi khơi thông mạch nguồn và khẳng định sứ mệnh “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu kết luận chỉ đạo rất quan trọng với 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới. Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, lĩnh vực văn hóa đã có bước phát triển, đạt được nhiều kết quả tiến bộ rõ rệt, để tập trung vào nhiệm vụ chấn hưng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt là quan điểm đổi mới chuyển từ “Làm văn hóa” sang “Quản lý nhà nước về văn hóa”, bằng phương châm: “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, ngành Văn hóa đã vượt qua nhiều khó khăn và nỗ lực tạo nên những bước ngoặt đột phá, những dấu ấn chưa từng có, từ khát vọng xây đắp và phát huy sức mạnh mềm của nền văn hóa quốc gia, dân tộc.

Kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hóa năm 1943 với nhiều hoạt động quan trọng, đặc biệt là Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” đã huy động sự tham gia của các cơ quan tham mưu, quản lý văn hóa và các nhà nghiên cứu văn hóa, các trí thức, văn nghệ sĩ, những người thực hành văn hóa trong cả nước tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và nhận thức sâu sắc thêm các giá trị cốt lõi của Đề cương về Văn hóa Việt Nam; quá trình vận dụng, phát huy giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử; những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đã đạt được dưới ánh sáng của bản Đề cương và chủ trương, đường lối phát triển văn hóa của Đảng”.

Chúng ta đều thấy các Nghị quyết của Đảng về văn hóa đều rất sâu sắc mang tầm chiến lược khẳng định Đảng ta luôn nhất quán, kiên định chủ trương, đường lối về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; không ngừng bổ sung, phát triển, ngày càng hoàn thiện, sâu sắc hơn, góp phần quan trọng trong mọi thắng lợi của cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, định hướng của Đảng thành chính sách, pháp luật giàu tính thực tiễn, có tầm nhìn xa, phá vỡ rào cản, kích thích năng lực sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, năng lực cạnh tranh, tạo động lực to lớn cho sự phát triển của văn hóa. Trước hết, đẩy nhanh quá trình thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hóa. Cần định hình tư duy, phương thức quản lý văn hóa thống nhất hiệu quả xã hội với hiệu quả kinh

 tế, mục tiêu cao nhất là phục vụ lợi ích của cộng đồng và nhân dân. Hoàn thiện các chính sách kinh tế văn hóa, thực hiện những giải pháp căn cơ để phát triển lành mạnh thị trường văn hóa, phát triển công nghiệp văn hóa. Phấn đấu có nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị nghệ thuật cao, sức lay động lớn, cổ vũ sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, làm lan tỏa các giá trị tốt đẹp của Đảng, của đất nước và con người Việt Nam. Thứ hai, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, tập trung cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng thành chương trình, đề án cụ thể, sát thực tiễn. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, xác định và thực hiện sáng tạo, có hiệu quả những chiến lược và giải pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng nhóm đối tượng, lĩnh vực và địa bàn, vùng, miền cụ thể. Triển khai xây dựng và thực hiện văn hóa số, gắn với công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Kiến tạo phát triển văn hóa không phải ngày một ngày hai và cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, sự phối hợp tổng thể của các Bộ, ngành, để tạo ra “sức mạnh mềm” của văn hóa.

(PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình, VHNT Trung ương)

Khơi dy khát vng phát trin đất nước phn vinh

Nửa nhiệm kỳ ngành VHTTDL: “Tạo nên những bước ngoặt đột phá, những dấu ấn chưa từng có” - Anh 2

Để đẩy mạnh khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thực hiện một số giải pháp quan trọng. Trong đó, nâng cao nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân về vai trò của việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ nhiệm kỳ. Như vậy, vấn đề xây dựng niềm tin, nâng cao lòng tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước trên cơ sở giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là một nhiệm vụ cơ bản, vừa lâu dài, vừa cấp bách. Nhiệm vụ này phải được quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, để chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần và vật chất của dân tộc trong công cuộc chấn hưng văn hóa, chấn hưng đất nước hiện nay.

Bên cạnh đó, tiếp tục thể chế hóa nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam thành những quy định cụ thể, gắn liền với luật pháp, chính sách và các quy định, quy chế để tổ chức triển khai trong thực tiễn. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách ưu tiên đầu tư để phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng các cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến của mọi người dân. Các Bộ, ngành và địa phương cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để khơi dậy khát vọng phát triển; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người ở cơ quan, đơn vị, xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí phấn đấu cụ thể để thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, gắn với khơi dậy khát vọng của các tầng lớp nhân dân, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh của con người ở các giai cấp, dân tộc, các miền tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội, phát triển quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Phát huy vai trò của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, báo chí, phát thanh và truyền hình trong việc tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ động viên nhân dân nâng cao khát vọng phát triển đất nước phồn vinh; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vai trò của văn hóa nói chung, của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, truyền thông đại chúng nói riêng có vị trí đặc biệt trong việc tuyên truyền, cổ vũ, lan tỏa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc thông qua các kênh thông tin và truyền thông khác nhau.

Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường đầu tư, phát huy vai trò của các hoạt động này trong việc cổ vũ khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh. Việc thực hiện các giải pháp này phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện và thường xuyên sơ kết, tổng kết để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trên.

(PGS.TS PHẠM DUY ĐỨC, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Đầu tư cho văn hóa không ch v kinh phí mà c v con người

Nửa nhiệm kỳ ngành VHTTDL: “Tạo nên những bước ngoặt đột phá, những dấu ấn chưa từng có” - Anh 3

Sinh thời, Bác Hồ từng nói “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. Cán bộ tốt thì công việc thành công, và ngược lại. Trong suốt cuộc đời của mình, Người luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ cả về đạo đức và tinh thông nghiệp vụ. Đặc biệt, Bác luôn nhắc nhở tới việc “khéo dùng người”, phải đặt mỗi người vào đúng năng lực, sở trường, điều đó cũng để tránh cho cán bộ phạm sai lầm, mắc khuyết điểm. Điều này là bài học thời sự không bao giờ cũ, đặc biệt với sự phát triển của ngành Văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Làm văn hóa nhất định phải là người có tư chất văn hóa. Có thể họ không hát hay, sáng tác tốt nhưng bắt buộc phải hiểu việc, triển khai công việc trong thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

Đặt trong bối cảnh hiện nay, việc chăm lo, phát triển con người ở bất cứ lĩnh vực nào, trong đó có văn hóa luôn luôn cấp thiết. Giải pháp quan trọng là vừa xây dựng những tấm gương tốt, nhân lên những điển hình tiên tiến, vừa đẩy lùi tiêu cực, suy thoái, tạo môi trường làm việc lành mạnh, văn hóa. Những phong trào thi đua yêu nước có ý nghĩa quan trọng để thôi thúc con người nói chung, con người làm văn hóa nói riêng luôn khát khao cống hiến, cháy hết mình cho công việc.

Trong công cuộc chấn hưng nền văn hóa dân tộc, các giải pháp đặt ra cần phải đồng bộ. Một mặt, Đảng, Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho văn hóa, không chỉ đầu tư về kinh phí mà cả đầu tư về con người. Mặt khác, mỗi cán bộ văn hóa phải làm tròn trách nhiệm của mình, năng động, sáng tạo khi gánh vác trên vai sứ mệnh “Soi đường cho quốc dân đi”. Thời gian gần đây, chúng ta nhận thấy rõ nét những thành quả của toàn ngành Văn hóa, trong đó có thể thấy đội ngũ cán bộ toàn ngành đã hết mình để sáng tạo và cống hiến, thu được những kết quả quan trọng, góp phần thay đổi nhận thức xã hội về vai trò, vị trí của văn hóa.

(TS CHU ĐỨC TÍNH, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Phát trin du lch t văn hóa và bng văn hóa

Nửa nhiệm kỳ ngành VHTTDL: “Tạo nên những bước ngoặt đột phá, những dấu ấn chưa từng có” - Anh 4

Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, văn hóa độc đáo, nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, việc kết hợp chặt chẽ văn hóa với du lịch là một hướng đi rất quan trọng để du lịch Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới.

Nhiều tiềm năng văn hóa để phát triển du lịch, hàng ngàn di sản, di tích, danh thắng của Việt Nam cần được khai thác hiệu quả hơn nữa, góp phần nâng tầm giá trị của các di sản, di tích. Vì thế, việc kết hợp xây dựng các sản phẩm du lịch, phát triển du lịch bền vững trên nền tảng văn hóa, phát huy giá trị di sản và truyền thống tốt đẹp của dân tộc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Ngoài các sản phẩm du lịch kết hợp với phát huy giá trị văn hóa, di sản vật thể, phi vật thể quen thuộc như: Hành trình di sản miền Trung, Festival nghệ thuật Huế, Festival biển Nha Trang, Carnavan biển Hạ Long, Festival cồng chiêng Tây Nguyên, Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội ẩm thực đất phương Nam, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liên hoan ẩm thực ba miền... hay những chương trình nghệ thuật: Ký ức Hội An, Áo dài, Tinh hoa Bắc Bộ, À Ố Show,… thì vẫn còn những tiềm năng, lợi thế về văn hóa cần được khai thác trong thời gian tới, đặc biệt là các sản phẩm về công nghiệp văn hóa.

(Ông PHẠM HẢI QUỲNH, Chủ tịch Chi hội Du lịch cộng đồng Việt Nam)

 

NHÓM P.V (thực hiện)

 

Ý kiến bạn đọc